Bí quyết giúp chăm sóc khi bị rạch tầng sinh môn

0
762

Với các mẹ sinh thường, sẽ thường bị rạch tầng sinh môn. Nhiều chị em thắc mắc việc rạch tầng sinh môn có đau hay không và việc chăm sóc vết khâu sau sinh thế nào cho nhanh khỏi là thắc mắc nhiều mẹ bầu.
+ Rạch tầng sinh môn có bị đau không ?
Việc rạch tầng sinh môn sẽ diễn ra khi mẹ diễn ra các cơn co thắt, vì thế các mẹ sẽ không cảm nhận được việc cắt tầng sinh môn diễn ra lúc nào. Đồng thời, do sự gây tê ở vùng kín nên việc các mẹ lo lắng tầng sinh môn là hoàn toàn không cần thiết.
Sau khi sinh xong tác dụng của thuốc giảm đau và gây tê hết, mẹ sẽ cảm thấy đau và xót mỗi lần đi tiểu hay chuyển động mình.
+ Trường hợp mẹ sẽ rạch tầng sinh môn:
– Độ co giãn của tầng sinh môn kém, viêm âm đạo bị hẹp, đáy chậu bị phù nề….rạch tầng sinh môn tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
– Bé có đường kính phần đầu to hơn, cơn co của mẹ yếu không thể đẩy bé ra ngoài
– Mẹ bị bệnh tim, huyết áp….để giúp mẹ đỡ mệt khi sinh thường, giảm mối nguy hiểm tới sức khỏe, hộ lý sẽ rạch tầng sinh môn của mẹ giúp sinh dễ hơn.
– Phần cổ tử cung mở rộng…thai nhi thiếu oxy, nhịp tim bất thường…rạch tầng sinh môn để lấy bé gấp.
+ Cách chăm sóc tầng sinh môn sau sinh ra sao
1. Ngâm vùng kín trong nước ấm
Nước ấm sẽ giúp sản phụ giảm đau đớn và thư giãn rất hiệu quả. Mỗi ngày, mẹ thực hiện ngâm vùng kín vào nước ấm 3 lần, mỗi lần ngâm từ 5 – 10 phút. Đặc biệt, là sau mỗi lần đi tiểu, nước sẽ làm sạch nước tiểu bám vào vùng kín nên nhờ đó cũng giảm đau đớn cho mẹ.
2. Hạn chế nằm ngửa
Khi nằm ngửa, trọng lực của cơ thể sẽ dồn lực xuống vùng đáy chậu nên mẹ sẽ bị đau nhức, khó chịu. Vì thế, mẹ nên hạn chế nằm ngủ với tư thế ngửa mà tốt nhất nằm nghiêng vừa giúp cho máu lưu thông tốt hơn, vừa giảm đau đớn tầng sinh môn cho mẹ.
3. Chườm ấm hoặc chườm lạnh
Sau sinh từ 1-3 ngày, mẹ có thể dùng túi đá lạnh đặt ở khu vực hai chân gần đáy chậu khoảng 10-15 phút. Hoặc, mẹ cũng có thể dùng khăn ấm để chườm nóng cũng có tác dụng giảm đau tương tự, đồng thời giúp vết khâu tầng sinh môn mau chóng bình phục.

4. Cứ 3-4 giờ thay băng vệ sinh một lần
Sau sinh do sản dịch và ra nhiều máu nên mẹ sẽ phải thường xuyên sử dụng băng vệ sinh. Để tránh viêm nhiễm vùng kín đồng thời tạo cảm giác thoải mái, thoáng mát, cứ 3-4 giờ mẹ nên thay băng vệ sinh một lần. Mỗi lần, thay băng mẹ nên dùng nước ấm để làm sạch vùng kín, sau đó lau khô mới mặc băng vệ sinh. Với cách này vùng kín sẽ luôn sạch sẽ, dễ chịu, mẹ sẽ không bị đau rát do sản dịch vùng kín làm nhiễm trùng vết khâu nữa.
5. Kiêng “chuyện ấy” từ 4-6 tuần
‘Chuyện ấy’ là vấn đề tế nhị,khó nói của tất cả các cặp đôi sau sinh, đặc biệt là những đôi vợ chồng trẻ. Để việc vết thương tầng sinh môn tránh bị nhiễm trùng, bị đau hoặc lâu lành, các cặp đôi nên kiêng quan hệ 4-6 tuần để vết thương lành hẳn và không còn đau.
+ Vết rạch tầng sinh môn bao giờ khỏi?
Do việc đi tiểu…hàng ngày sẽ làm cho vùng kín mẹ ẩm ướt, dễ bị viêm nhiễm và lâu lành. Tùy theo cơ địa và chăm sóc vùng kín mà chị em có thể mất từ 7-15 ngày để khỏi vết khâu.
+ Bí quyết tránh rạch tầng sinh môn
Kinh nghiệm tránh bị rạch tầng sinh môn, tới tuần 32 của thai kỳ, mẹ bầu massage tầng sinh môn và luyện tập thể dục nhằm tăng độ đàn hồi cho âm đạo. Việc làm này giúp chị em tránh bị rạch tầng sinh môn hoặc chỉ bị rạch 1 chút.