Cột mốc vận động của trẻ mà cha mẹ cần biết

0
1313

Khi trẻ bắt đầu tập đi những bước đi đầu đời chứng tỏ trẻ đã bắt đầu vận động tự lập mà không cần bất cứ sự giúp đỡ nào từ người lớn. Lúc này trẻ rất hào hứng với việc tập đi và dần dần tự tin với những bước đi của mình, đặc biệt là khi trẻ biết chạy. Việc làm chủ các kỹ năng này cũng có nghĩa là bộ não, cơ, dây thần kinh vận động phải hoạt động đồng bộ với nhau. Cha mẹ cần lưu ý các dấu mốc quan trọng này để giúp con thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhé. kids.mobiedu.vn xin được tổng hợp cho các bậc cha mẹ một số lưu ý dưới đây:

1.Đi bộ

Khi nào bé có thể bắt đầu đi bộ ?
Trong suốt những năm đầu tiên của con, bé sẽ dần dần có được sự đạt được sức mạnh cơ bắp nhất định và phối hợp linh hoạt các bộ phận cơ thể với nhau thông qua việc học ngồi, lật người hay bò.
Từ đó con sẽ có thể di chuyển thân người và tự đứng dậy bằng cách bám vào các vật xung quanh khi con từ 6-10 tháng tuổi.
Sau đó nhiệm vụ tiếp theo của con chỉ là tích lũy sự tự tin và khả năng năng giữ thăng bằng cơ thể để sẵn sàng cho những bước đi đầu tiên trong đời trước sinh nhật đầu tiên.
Không có mốc thời gian chính xác cho việc đi lại của một đứa trẻ, thông thường trẻ sẽ đi được trước 15 tháng tuổi. Thậm chí những bé học bò theo kiểu rê mông sẽ luôn biết đi chậm hơn những bé biết bò kiểu truyền thống.

Cột mốc vận động của trẻ
Bé sẽ học cách đi bộ như thế nào ?
– Trẻ sơ sinh đến hai tháng tuổi
Ngay từ khi sinh ra trẻ đã có phản xạ bước đi trên bề mặt phẳng. Nếu bạn giữ bé nằm sấp trên đùi và đỡ đầu con, bạn sẽ thấy con đang cố để điều khiển đôi chân của mình. Lúc này con chỉ có thể đá chân lung tung trên không trung. Phản xạ này sẽ biến mất sau vài tháng khi bé lớn hơn.
– 5 đến 10 tháng tuổi
Nếu bạn đặt bé đứng trên đùi bạn, thì con sẽ có xu hướng nhún nhảy. Đây được coi là một trong những hoạt động mà trẻ độ tuổi này cực kỳ yêu thích. Bạn có thể dùng dây thăng bằng để giữ bé tuy nhiên nên giới hạn thời gian mà bé có thể chơi trong 3- 15 phút mỗi ngày.
Việc học ngồi, bò và lật người cũng tiếp tục giúp con tăng cường khả năng chịu đựng của các cơ và hình thành nên các phản xạ vận động.
– Từ 8-10 tháng, trẻ có thể sẽ bắt đầu nhướn người đứng dậy, vịn vào người bố mẹ hoặc ghế sô pha để được đứng lên. Việc tập luyện này sẽ tiếp diễn cho đến khi con có thể đứng lên ngồi xuống một mình hoặc thậm chí là cúi người để nhặt đồ khi đang đứng.
Đây được coi là dấu hiệu chuẩn bị cho hành trình tập đi thực sự của con.
– Từ chín tháng đến một năm: Trong khoảng từ 9 đến 10 tháng, con sẽ bắt đầu học cách làm thế nào để uốn cong đầu gối của mình và tự ngồi sau khi đứng.
– Đến tháng thứ 11 con có lẽ đã có thể đứng mà không cần hỗ trợ, cúi người và ngồi xổm. Các tháng tiếp theo con sẽ có thể bắt đầu bước đi những bước đầu tiên lúc đầu với sự hỗ trợ của mẹ nhưng dần dần sẽ tự mình đi khi đến 13 tháng tuổi. Một số trẻ sẽ mất thời gian lâu hơn để học đi ( đến tận 17- 18 tháng tuổi) tuy nhiên điều này là hoàn toàn bình thường.
Bố mẹ có thể giúp con học đi bằng cách nào ?
Khi con học đứng bé có thể cần bố mẹ giúp để có thể ngồi xuống trở lại. Khi con khóc và mắc kẹt ở tư thế này bạn đừng nên chỉ đỡ con mà hãy chỉ cho con cách uốn cong đầu gối và quay về tư thế cũ.
Bố mẹ cũng có thể khuyến khích bé đi bằng cách:
+ Quỳ xuống và nắm tay con để con đi bước dần về phía bạn
+ Sử dụng xe tập đi ( ghế tập đi không phải là lựa chọn an toàn vì con sẽ dễ bị lật nhào khi mất thăng bằng)
+ Để con đi và cảm nhận bằng đôi chân của mình. Con sẽ học được cách giữ thăng bằng nhanh hơn là khi phải dùng những đôi giầy hoặc tất chật chội khiến bé khó có thể duỗi thẳng cả bàn chân lúc bước.
=> Chú ý những vật dụng nguy hiểm có thể làm con bị thương khi tập đi
Nếu con đã 15 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết đi ?
– Mỗi đứa bé đều có lộ trình phát triển khác nhau. Nếu bé bị sinh sớm trước 37 tuần thai còn có thể đạt được các mốc phát triển này chậm hơn những đứa trẻ khác sinh đủ tháng.
– Tuy nhiên nếu trẻ đã 18 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết đi và có biểu hiện chậm chạp về cả mặt nhận thức cũng như ngôn ngữ khác thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được tư vấn chính xác từ bác sỹ.

2. Chạy

Chạy là một trong những cột mốc vận động quan trọng của trẻ,chạy thuộc miền phát triển của vận động thôi và đây là thành quả của việc kết hợp thành thạo các loại kỹ năng khác như giữ thăng bằng, đi bộ. Chạy không những có thể mang lại niềm vui, cảm giác độc lập mà còn giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và trái tim khỏe mạnh cho con sau này

Lúc nào thì con bắt đầu chạy

Giai đoạn phát triển của mỗi đứa trẻ là khác nhau, và đòi hỏi đứa trẻ phải thành thạo các kỹ năng vận động thô, cơ bắp đủ phát triển và sẵn sàng cả về mặt tâm lý.
Thông thường, 18 đến 24 tháng tuổi là khoảng thời gian phổ biến bé bắt đầu việc tập chạy của mình. Cha mẹ hãy kiên nhẫn trước những bước đi đầu đời này của con. Đừng thúc ép hay quá lo lắng trước sự hiếu động có thể được tạo ra từ việc luyện tập kỹ năng này.

Cha mẹ có thể mong đợi được gì ?

– Trước khi con bắt đầu chạy thành thạo thì sẽ có những dấu hiệu để mẹ nhận biết lúc nào con đã sẵn sàng để tự đứng và đi một mình.
– Trước tiên con sẽ bộc lộ niềm yêu thích lớn lao với việc leo trèo cầu thang, nhún nhảy theo điệu nhạc hoặc giữ thăng bằng, nhờ vậy các nhóm cơ vận động ở đùi và bắp chân con sẽ được tăng cường sức mạnh để sẵn sàng cho các vận động cường độ nhanh và mạnh hơn như chạy, nhảy.
– Khi con bắt đầu chuyển sang kỹ năng vận động này, đương nhiên rất dễ có những tai nạn xảy ra khi con quá vội vàng chạy, hoặc vẫn chưa giữ được thăng bằng tốt nên dễ ngã . Trong khi những chỉ dẫn hoặc cảnh báo cha mẹ đưa ra con có thể chưa hiểu để nghe theo. Vì vậy cha mẹ có thể dùng những câu mệnh lệnh đơn giản như “ Đợi mẹ với” hoặc “ Dừng lại” để làm giảm tốc độ của con hay kéo dài thời gian cho đến lúc bắt kịp con mình.
– Liên tục thực hành và nhắc lại các chỉ dẫn là cách tốt nhất để cha mẹ có thể giúp bé hoàn thiện kỹ năng vận động này an toàn nhất có thể.

Cha mẹ nên chú ý điều gì ?

– Nếu con bạn vẫn di chuyển rất chậm rãi trong khi những đứa trẻ cùng tuổi khác đã chạy nhảy, trước khi lo lắng hãy thử xem xét thử một vài vấn đề sau ?
+ Môi trường xung quanh xem con đã luyện tập thành thạo đủ để tự tin
+ Có những chuyển động nhanh và mạnh hơn không ?
+ Con có cảm thấy an toàn không ? Hay có bất kỳ vật sắc nhọn nào mà con đã từng va phải làm con lo sợ mỗi khi đi lại hay không ?
– Hoặc nếu không, thực tế nhiều đứa trẻ khá thoải mái và hạnh phúc với thời điểm hiện tại nên chúng không cảm thấy động lực cần thiết để chạy.

Một vài đặc điểm cơ thể của con có thể gây trở ngại cho con trong việc vận động như:

– Chứng bàn chân bẹt: khi bàn chân của trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất. Điều này khiến bàn chân của trẻ biến dạng và ảnh hưởng đến việc đi lại hay chạy nhảy.
– Ngón chân quặp vào trong
– Do vậy nếu con có các biểu hiện sau, hãy đưa con đến bác sỹ nhi để được kiểm tra:
– Con chỉ dùng ngón chân để di chuyển khi đi
– Con có thói quen bước lùi về phía sau và lặp lại
– Bên trái hoặc bên phải cơ thể di chuyển tốt hơn hoặc khác so với bên còn lại
Làm thế để cha mẹ có thể khuyến khích trẻ chạy và nhảy?
– Đưa con đến công viên gần nhà và khuyến khích bé chạy và chơi xung quanh bạn
– Tạo cơ hội để trẻ gặp những đứa trẻ cùng lứa tuổi để chúng chơi và học theo nhau.
– Khuyến khích con tập nhảy ở nhà bằng cách luyện tập bằng các trò chơi nhảy trên giường, dựng tất cả gối ở sàn nhà để con nhảy vào chơi, đồ chơi thú nhún cũng là một cách kích thích vận động của trẻ tương tự
– Đứa trẻ nào cũng yêu thích chạy nhảy vận động nên hãy tạo thật nhiều cơ hội và trò chơi thú vị để con được di chuyển, chạy nhảy. Đây cũng là cách tốt nhất để con phát triển hệ thần kinh vận động và giữ trái tim, hệ xương khớp khỏe mạnh.