Kỹ năng tự kiểm soát của mỗi người nên được hình thành từ lúc bé, bố mẹ nên quan tâm đến con mình và dạy cho bé cách tự chủ với những cảm xúc của bản thân. Việc tìm hiểu những gì bạn có thể làm sẽ giúp bé phát triển và tự kiểm soát tốt nhất. Hãy cùng cùng tham khảo về khả năng tự kiểm soát của trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi mà kids.mobiedu.vn đã tổng hợp dưới đây bố mẹ nhé.
Để có thể thực hiện theo các quy tắc và hiểu được trẻ làm gì, cần phải có sự kiểm soát của bố mẹ. Việc tự kiểm soát chính là khả năng giúp đối phó với cảm xúc của trẻ, trẻ sẽ học cách tự kiểm soát bản thân thông qua việc tương tác với người lớn và những người xung quanh.
Biểu hiện của trẻ về khả năng tự kiểm soát
Trẻ em khi không thích điều gì bé sẽ thể hiện cảm xúc vô cùng mạnh mẽ, thường nói to và rõ ràng “Không”. Trẻ em có thể thất vọng về điều gì đó bởi có những điều mà bé muốn làm nhưng lại không thể. Cùng xem ví dụ trẻ học cách tự kiểm soát cho mình.
Với bé tầm 15 tháng tuổi, bé có thể quăng đồ chơi ở trong phòng và khi bé ném xe tải, cha mẹ hãy nhặt chiếc xe tải và giải thích cho bé hiểu. “Con ném xe tải thế này hỏng thì sao? Bố mẹ đi làm vất vả lại phải mua đồ mới cho con lúc ấy bố mẹ sẽ phải tốn tiền. Tiền đó mẹ có thể mua sữa cho con, mua bánh cho con phải không nào?”.
Sau khi bố mẹ giải thích bé sẽ thay đổi và thu dọn đồ chơi vào 1 chỗ.
Trẻ ở giai đoạn này vẫn còn thiếu sự tự kiểm soát và không có bộ nhớ để nhớ các quy tắc và giới hạn cho mình. Mẹ hãy giúp bé phát triển sự kiểm soát bản thân mình bằng cách kiên nhẫn lặp đi lặp lại các quy tắc và nhẹ nhàng đánh lạc hướng con cùng các hoạt động khác.
Ở lứa tuổi này, bé có thể tự di chuyển, trẻ bắt đầu đi lung tung, thích chơi hoặc làm những gì mà nó thích.
Trẻ sẽ thể hiện sự độc lập bằng việc thích chơi một mình. Thời gian chơi độc lập và liên tục ở trẻ 1 tuổi là khoảng 30 phút.
Cách giúp trẻ tự kiểm soát hành vi của bé
– Ngăn chặn hành vi của trẻ
Do bé còn nhỏ, nên bé chưa thể kiểm soát được hành vi của mình. Mẹ hãy giúp bé tự kiểm soát hành vi của mình như dạy bé các kỹ năng của cuộc sống, mẹ có thể cho bé ra ngoài học các bé xung quanh.
– Giúp bé bình tĩnh trở lại
Khi bé phá vỡ , hay vứt đi bất cứ đồ đạc nào đó, bố mẹ có thể nói với bé rằng con làm thế là sai. Mẹ nên nhớ rằng một số bé cần thời gian để bé có thể bình tĩnh trở lại. Mẹ hãy giúp con tạo ra một nơi để bé có thể bình tĩnh lại như cho con vào phòng con ngủ có sách, thú bông….
– Giải quyết tại chỗ
Mẹ tuyệt đối không nên quát mắng trẻ khi trẻ giận dỗi lúc này. Hãy tìm cách an ủi con, chỉ con những chỗ sai ngay tại chỗ ấy để bé có thể rút ra kinh nghiệm. Mẹ cũng có thể chỉ cho bé những ví dụ thiết thực nhất của cuộc sống để bé thấy được hành vi của mình là sai rồi và rút kinh nghiệm cho mình.