KHÁM PHÁ HOẠT ĐỘNG XUNG QUANH: Hoạt động dành cho trẻ 3-4 tuổi

0
2013

Bài 1:  NƯỚC BIỂN CÓ MẶN KHÔNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

  1. Kiến thức

– Trẻ kể được tên quê của mình

– Biết được các thành phần của nước biển: muối, nước,…

– Biết được cách pha chế nước biển từ muối, nước và màu xanh dương.

  1. Kĩ năng

– Trả lời các câu hỏi mạch lạc

– Các thao tác pha chế nước biển

  1. Giáo dục

– Khi ra biển chơi phải cẩn thận, đi cùng người lớn

I. CHUẨN BỊ

-3 cốc nước, màu xanh dương, muối

– 1 số tranh ảnh về biển

-Rối tay

III. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN

*Hoạt động 1: Kể chuyện: “Bạn Nam đi biển”

*Hoạt động 2: Khám phá nước biển

-Trò chuyện về nước biển

+ Câu chuyện nói về ai?

+ Bạn Nam đi chơi cùng ai?

+ Bạn Nam có vâng lời mẹ không?

+ Các con đã đi biển chưa? Nước biển như thế nào? Có gì khác với nước thường dùng hàng ngày?

+ Quê của các con ở đâu?

+ Ai đã đi biển rồi?

+ Khi ra biển các con thấy nước có màu gì? Vị nó thế nào?( Nếu trẻ không trả lời được, cô cho trẻ xem tranh về biển)

-Các con có thích cùng cô pha chế nước biển không?

-Thực hiện pha chế nước biển.

-Chia lớp thành 3 nhóm.

-Cô hỏi: Muốn pha chế nước biển, cần phải có những gì?(nước)

Gợi ý:

-Để có nước màu xanh, cần phải có gì?

-Để nước có vị mặn, cần phải chuẩn bị thêm gì nữa?

-Sau khi trẻ đã lấy đủ những thứ cần thiết, cô cho các nhóm tự pha.

-Cho trẻ nhận xét: Đã làm được gì? Nước pha được giống nước biển chưa?

Tất cả lớp cùng xem nhóm pha chế nước biển giỏi nhất.

-Cho trẻ mang những sản phẩm vừa thực hiện được vào góc trưng bày.

*Hoạt động 3: Củng cố: Hát bài: “Bé yêu biển lắm”

-Kết thúc giờ học: Cô nhận xét, tuyên dương.

Bài hát: Bé yêu biển lắm

Sáng tác: Vũ Hoàng

Biển to quá, bé chẳng dám tắm đâu,

Biến xanh quá nên bờ cát trắng phau.

Bé nghịch cát xây bao nhiêu nhà lầu

Ba ơi đừng tắm, con cá sấu kia kìa.

La la la…

Ngoài khơi xa, con tàu thấy tí teo,

Làm cho bé ngỡ cá sấu tới đây.

Sóng biển hát, lăn tăn xô vào bờ,

Bé yêu biển lắm, biển có biết không nào.

La la la…

Bài 2: CON CÁ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

  1. Kiến thức

– Biết một số đặc điểm, cấu tạo và hoạt động của cá

– Biết môi trường hoạt động và lợi ích của cá

  1. Kĩ năng

– Phát triển kĩ năng quan sát

– Biết một số món ăn bổ dưỡng từ cá (cá có nhiều chất đạm giúp trẻ mau lớn)

– Làm giàu vốn từ.

  1. Giáo dục

– Giáo dục trẻ có thái độ yêu thương, ý thức bảo vệ và chăm sóc các con vật (con cá)

II. CHUẨN BỊ

-Bể cá thật.

-Tranh con cá

– Nhạc

-Màu, vật liệu tạo hình

-Tranh cá cắt rời.

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Hoạt động 1: Gây hứng thú.

Kể chuyện “Chú cá không vâng lời”

-Đàm thoại về nội dung câu chuyện

*Hoạt động 2: Khám  phá con cá

-Bạn cá đang ở một mình rất buồn, cô và các con hãy đến thăm bạn cá

-Cho trẻ quan sát cá.

-Đây là con cá gì?

-Các con hãy xem cá chép như thế nào?

-Cá có những bộ phận nào?

-Cá sống ở đâu?

-Cá đang làm gì?

-Cá bơi bằng gì?

-Cá bơi như thế nào?

+Cho trẻ bơi theo các nhịp khác nhau (bơi như cá vui sướng, cá sợ, cá mệt…)

+Vì sao con bơi với những trạng thái như vậy?

-Cá cũng giống như chúng ta, phải ăn và thở thì mới sống được. Con thở bằng gì? Cá thở bằng gì?

(Cô cho trẻ quan sát mang cá)

-Cá ăn gì?

-Cô cho trẻ thả thức ăn vào bể cá

-Cá ăn như thế nào?

-Nuôi cá để làm gì?

(Cá làm thức ăn. Cá có nhiều chất đạm, giúo ta lớn nhanh và thông minh)

-Ngoài cá chép, các con còn biết con cá gì nữa?

-Cá còn bắt côn trùng, bọ gậy để nước trong hơn.

-Hướng dẫn trẻ biết chăm sóc cá.

*Hoạt động 3: Củng cố.

-Bạn cá bây giờ rất buồn. Chúng ta phải làm gì đó giúp bạn cá vui hơn?

-Chúng ta hãy giúp cá có thêm nhiều bạn và như thế cá sẽ vui hơn (trẻ ra bàn làm các loại cá từ các vật liệu).

 

-Trẻ nghe kể chuyện.

-Trẻ trả lời câu hỏi.

 

 

 

-Trẻ quan sát và trả lời.

+Cá chép

 

+Đầu, mình và đuôi

+Dưới nước

+Cá đang bơi

+Cá bơi bằng vây, lái bằng đuôi (trẻ chỉ vào con cá).

-Trẻ làm động tác ( tưởng tượng là nhữung con cá đang bơi trong hồ nước)

 

-Trẻ trả lời

 

+Mũi, miệng.

+Cá thở bằng mang

+Cá ăn cám, rau.

+Miệng há to và đớp mồi.

 

-Trẻ trả lời theo những gì mình biết.

-Trẻ nói theo suy nghĩ: Cá vàng, cá cảnh

-Trẻ nói theo suy nghĩ

-Trẻ kể các món ăn  được chế biến từ cá. (Nếu trẻ không biết có thể cho trẻ hát bài “Cá vàng bơi”để trẻ tự rút ra lợi ích của cá).

 

-Trẻ trả lời theo suy nghĩ.

-Trẻ làm các loại cá từ những vật liệu đã chuẩn bị

Bài 3: Phương tiện giao thông đường bộ

I. Mục đích yêu cầu

  1. Kiến thức.

-Trẻ nhận biết được một số phương tiện giao thông: Xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe tải…

-Trẻ biết được nơi hoạt động của các phương tiện giao thông trên.

– Trẻ biết được các loại xe ( xe máy, ce ô tô…) được gọi chung là phương  tiện giao thông đường bộ.

  1. Kĩ năng.

-Rèn luyện kĩ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.

-Phát triển khả năng quan sát và ngôn ngữ giao tiếp

  1. Giáo dục.

-Trẻ ngồi trên xe phải ngay ngắn, không đùa giỡn.

II. CHUẨN BỊ.

-Băng hình về một số phương tiện giao thông đường bộ

-Xe đạp, một số phương tiện giao thông đường bộ bằng đồ chơi.

-Thẻ hình các loại phương tiện giao thông đường bộ

-Một trái bóng, băng nhạc.

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.

HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Hoạt động 1: Cô và trẻ cùng hát và vận động bài “ Đi xe đạp”

*Hoạt động 2: Khám phá đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông đường bộ.

-Cô cho một trẻ dùng xe đạp, chạy vòng tròn cho các trẻ khác quan sát.

– Các con vừa thấy cái gì?

– Đây là cái gì? (cô chỉ vào bánh xe)

– Xe đạp có mấy bánh xe.

-Bánh xe có dạng hình gì?

-Vì sao bánh xe không có dạng hình vuông, hình tam giác mà là hình tròn.

– Bánh xe dùng để lầm gì?

– Các con thấy xe đạp còn có gì nữa không?

-Xe đạp dùng để làm gì?

-Xe đạp chạy ở đâu?

-Còn có những xe nào chạy trên đường nữa?

(Cô cho trẻ xem băng hình về xe máy, ô tô, xích lô chạy trên đường. Cô hỏi tên, công dụng và nơi hoạt động của những xe đó).

-Những xe đó (xe máy, xe đạp, xe ô tô…) người ta gọi chung là phương tiện gì?

-Theo con, xe đạp và xe máy thì xe nào chạy nhanh hơn?

*Hoạt động 3: Củng cố.

-Trò chơi 1: Bắt chước tiếng kêu và mô phỏng vận động của phương tiện đó.

– Trò chơi 2: Xe gì biến mất

-Trò chơi 3: Chọn các loại phương tiện giao thông đường bộ.

 

-Trẻ chú ý quan sát.

 

-Trẻ trả lời:

+Xe đạp

+Bánh xe

+Hai bánh

+ Dạng hình tròn.

+Vì hình vuông, tam giác có góc cạnh.

+Để giúp cho xe đi được

-Trẻ kể các bộ phận khác của xe đạp.

-Trẻ trả lời: Đi lại, chở người, chở hàng.

-Trẻ trả lời:-Trẻ trả lời theo hiểu biết

-Trẻ chơi

 

-Phương tiện giao thông đường bộ

 

-Trẻ nói theo hiểu biết của mình.