Những điều cần biết về hiếm muộn

0
809

Không chỉ do yếu tố tuổi tác (nhiều tuổi), ngày nay môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, thực phẩm nhiễm độc… chính vì vậy tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ở nam và nữ ngày càng tăng lên nhanh chóng. Nếu không phát hiện sớm triệu chứng và đi chữa vô sinh kịp thời các bạn có thể mất đi vĩnh viễn thiên chức làm cha mẹ của mình. Để hiểu rõ hơn về vấn đề vô sinh hiếm muộn (hay hiếm muộn vô sinh) các bạn hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để từ đó có thể chủ động hơn trong việc phòng chống cũng như phát hiện ra triệu chứng bệnh.
Hiếm muộn là gì?
– Một cặp vợ chồng cùng chung sống và cố gắng mang thai (không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào) trong một thời gian ít nhất là 1 năm mà vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào của việc mang thai thì được gọi là vô sinh, hiếm muộn. Theo các nghiên cứu mới nhất về sức khỏe sinh sản thì các cặp vợ chồng trẻ dưới 35 tuổi với sức khỏe bình thường thì mỗi tháng sẽ có khoảng 20% cơ hội thụ thai. Chính vì vậy, nếu họ không áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào thì có khoảng 90% sẽ có con sau 1 năm chúng sống.
– Thế nhưng, khả năng sinh sản của chồng và cả vợ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Và một trong những yếu tố quyết định khả năng có con hay không đó là tuổi tác. Thường cơ hội thụ thai sẽ có tỷ lệ nghịch với số tuổi của họ. Do đó nếu càng có tuổi khả năng sinh sản của cả nam và nữ đều giảm, đặc biệt là nữ giới. Trong nhiều nghiên cứu các chuyên gia đã nêu ra kết luận phụ nữ dưới 25 tuổi có khả năng thụ thai cao nhất, họ chỉ cần sinh hoạt vợ chồng đều đặn sau 2-3 tháng là có thể mang bầu. Trong khi đó, phụ nữ trên 35 tuổi phải mất đến 6 tháng thậm chí là lâu hơn. Và ở nam giới bắt đầu bước qua tuổi 40 lượng tinh trùng sẽ giảm đáng kể, kéo theo khả năng sinh sản thấp.

Những điều cần biết về hiếm muộn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở nam giới và nữ giới cụ thể như:
+ Ở nam giới:
– Không có tinh trùng.
– Tinh trùng yếu.
– Tinh trùng quá ít.
– Chứng xuất tinh sớm.
– Xuất tinh ngược dòng (tinh dịch không được phóng ra ngoài, mà chảy ngược vào bàng quang, sau đó được đi tiểu ra ngoài).
+ Ở phụ nữ:
– Tắc vòi trứng.
– Không rụng trứng hoặc trứng rụng không đều.
– Bệnh lạc nội mạc tử cung.
– Bệnh u xơ tử cung.
– Và một số bệnh khác ở vùng kín.
Ngoài ra, có một số trường hợp cả vợ và chồng đều có sức khỏe sinh sản bình thường nhưng do tinh trùng của người chồng không thích hợp với chất nhầy ở cổ tử cung người vợ, khiến cho tinh trùng chết khi chưa vào đến tử cung. Trường hợp này thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm sau giao hợp. Bên cạnh đó, còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của cả hai vợ chồng như môi trường ô nhiễm, có tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hay nạo phá thai nhiều lần,…