Nước ối là gì?
– Là chất dịch trong và vàng nhạt, nước ối bao quanh thai nhi tạo điều kiện lý tưởng để thai nhi phát triển an toàn trong suốt thai kỳ. Không ngừng tăng lên về thể tích, lượng nước ối nhiều nhất vào tuần thứ 34, trung bình khoảng 800ml. Ở thời điểm 40 tuần, lượng nước ối giảm xuống còn khoảng 600ml, do lúc này thai nhi đã lớn.
Nước ối giúp bé con cử động tự do trong bụng mẹ, cho phép hệ xương phát triển đúng chuẩn. Hơn nữa, nhờ dịch lỏng quan trọng này, phổi của bé con mới phát triển thích hợp, thân nhiệt bé cũng ổn định hơn. Cũng vì có nước ối, thai nhi mới an toàn trước những chấn động ngoài bụng mẹ.
– Lượng nước ối của mỗi mẹ bầu khác nhau và tăng giảm tùy vào thời gian mang thai. Khi thai nhi được 37 tuần tuổi, nước ối đạt cao nhất xấp xỉ 1000ml. Không ít trường hợp nước ối trong bụng mẹ quá ít hoặc quá nhiều, được gọi là thiếu ối và đa ối. Cả hai trạng thái này đều tiềm ẩn những nguy cơ với thai kỳ.
Vì vậy, để bé phát triển và chào đời khỏe mạnh, mẹ nên duy trì một lượng nước ối ổn định và bình thường. Theo đó, mẹ bầu cần ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi thư giãn hợp lý để cung cấp cho thai nhi những nhu cầu về dinh dưỡng thông qua nước ối.
1/ Thiếu ối
- Là một trong những tình trạng bất thường về nước ối, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bầu không biết nhiều hoặc không có khái niệm về tình trạng này.
– Thiếu nước ối là gì?
Lượng nước ối sẽ tăng giảm mỗi ngày do bé cưng thường xuyên nuốt nước ối và chuyển ra ngoài theo đường nước tiểu.
Tuy nhiên, nếu nước ối ít hơn 200 ml hoặc chỉ số ối nhỏ hơn hoặc bằng 5 cm, mẹ bầu đang có dấu hiệu thiếu nước ối.
Tùy từng thời điểm của thai kỳ, thiếu nước ối có thể cho thấy sự phát triển không bình thường của thai nhi.
– Nguyên nhân thiếu nước ối
Có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do túi ối của bạn bị vỡ. Thai nhi có vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc tiết niệu có thể gây tình trạng thiếu ối ở 3 tháng giữa thai kỳ. Trong khi đó, thiếu ối ở 3 tháng cuối thai kỳ thường là do mẹ bị suy dinh dưỡng, cơ thể không cung cấp đủ nước ối cho thai nhi.
Một số nguyên nhân khác gây thiếu ối, bao gồm:
– Mang thai hơn 42 tuần
– Có vấn đề về nhau thai (suy nhau thai)
– Ảnh hưởng của một số loại thuốc
– Thận của thai nhi có vấn đề
– Một trong 2 bé sinh đôi gặp vấn đề về phát triển.
– Cách tăng cường nước ối
Để tăng cường nước ối cho cơ thể và tốt cho thai nhi. Mẹ có thể thực hiện một vài cách đơn giản dưới đây.
+ Bổ sung thật nhiều nước
Để tránh bị thiếu nước ối, mẹ cần lưu ý phải bổ sung thật nhiều nước, lượng nước gấp đôi bình thường. Việc uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, đồng thời làm cho lượng nước ối tăng lên. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm sữa, nước dừa, nước chanh, cam …để có đủ dưỡng chất tạo ra nước ối.
+ Truyền dịch
Đây là cách giúp làm tăng lượng nước ối cho mẹ bầu.Với trường hợp thai nhi có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hay sức khỏe xấu, bác sĩ có thể để mẹ sinh sớm hơn.
+ Luyện tập thể thao
Với các mẹ bầu thiếu ối nên luyện tập thể thao. Các mẹ có thể luyện tập từ 30-45 phút mỗi ngày. Những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp tăng lượng máu ở bên trong tử cung và nhau thai. Đây cũng là cách tăng chỉ số chất lỏng trong nước ối do thai nhi đi tiểu ra. Các bài tập mẹ có thể tập như đi bộ, bơi lội, aerobics….
+ Nằm nghiêng về bên trái
Khi nằm ngủ hoặc khi muốn nghỉ ngơi, mẹ hãy nằm nghiêng về phía bên trái, điều này sẽ tốt hơn và giúp mẹ bầu thoải mái nhất. Khi nằm nghiêng, sẽ làm lưu lượng máu từ cơ thể của mẹ đi qua các mạch máu ở bên trong tử cung và tới thai nhi thông suốt hơn. Khi máu vận chuyển sẽ làm cho lượng nước ối tăng lên.
2/ Hiện tượng đa ối
– Là một trong những tình trạng do có quá nhiều dịch ối ở bên trong tử cung của mẹ. Phần nước ối sẽ hình thành 2 ngày sau khi thụ thai. Nhiệm vụ của nước ối chính là hỗ trợ cho thai nhi giúp thai nhi có thể phát triển các cơ quan tiêu hóa được tốt nhất. Nước ối có nhiệm vụ hỗ trợ để thai nhi có được thân nhiệt ổn định thích hợp.
Lượng nước ối sẽ tăng đều vào tuần thứ 33 của thai kỳ. Lượng nước ối trung bình khoảng 800-1000ml. Nếu lượng nước ối quá nhiều từ 2000ml trở lên sẽ là hiện tượng dư thừa nước ối.
+ Nước ối có nguồn gốc từ đâu?
Trong 14 tuần đầu của thai kỳ, nước ối được tạo ra từ hệ tuần hoàn của mẹ bầu trong màng ối. Vào đầu tam cá nguyệt thứ hai, bé bắt đầu nuốt nước ối và bài tiết nó như nước tiểu, sau đó nuốt lại, tái lập đầy đủ lượng nước ối mỗi vài giờ. (Điều này có nghĩa là hầu hết phần nước ối là nước tiểu của thai nhi).
Vì vậy, thai nhi đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ đúng thể tích dịch ối trong túi ối. Đôi khi sự cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến hoặc là quá nhiều hoặc quá ít nước ối.
+ Yếu tố làm nguy cơ phát triển đa ối
– Mang đa thai tức là mang từ 2 trở lên. Do kích thước của nhau thai và lượng không gian chiếm quá nhiều bên trong phần tử cung của mẹ.
– Mẹ bị tiểu đường trong quá trình mang thai.
– Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân thường không rõ nguồn gốc.
+ Rủi ro của chứng đa ối
Mẹ hãy xem một vài rủi ro của chứng đa ối có thể gặp phải nhất:
– Khi hiện tượng đa ối xuất hiện càng sớm trong quá trình mang thai và lượng ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng ngày càng nặng.
– Khi lượng chất lỏng ở bên trong phần tử cung quá nhiều sẽ có nguy cơ làm vỡ màng ối sớm và bé sẽ được sinh ra sớm, đây được gọi là hiện tượng sinh non.
– Bé có thể phải sinh ngôi mông hoặc gặp phải các tình huống không thuận lợi khác
– Bị bong nhau thai hoặc mẹ dễ bị hiện tượng sa dây rốn.
– Tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế và mẹ có các vấn đề phát triển khung xương của mình.
– Mẹ dễ bị chảy máu hoặc băng huyết sau sinh thường khá cao do tử cung giảm sút. Vì vậy, mẹ cần chú ý thêm về điều này tránh nguy cơ sảy thai có thể xảy ra.
– Nếu lượng nước ối quá lớn có thể gây ra hiện tượng thai chết lưu.
+ Dấu hiệu, triệu chứng đa ối:
– Việc phát hiện ra dấu hiệu và triệu chứng đa ối sẽ giúp mẹ tránh được tình huống xấu có thể xảy ra.
– Khi mẹ tăng cân quá nhanh, trung bình thai kỳ mẹ chỉ nên tăng khoảng 12kg là hợp lý.
– Kích thước vòng bụng của mẹ tăng nhanh và sẽ có cảm giác khó chịu sẽ tăng theo
– Chân mẹ bị sưng phù, xuất hiện hiện tượng khó thở, khó tiêu, ợ nóng
– Sự chuyển động thai nhi giảm đi do lượng nước ối nhiều làm thai nhi khó chuyển động
+ Cách xử lý khi có quá nhiều nước ối
– Khi nghi ngờ bạn bị đa ối, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn siêu âm hoặc tiến hành chọc ối. Có thể bạn sẽ được kiểm tra thường xuyên trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và xác định nguy cơ sinh non của bạn. Nếu nghi ngờ bạn bị bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ kiểm tra và bắt đầu điều trị cho bạn ngay lập tức. Bạn có thể được yêu cầu ở lại bệnh viện theo dõi nếu có hiện tượng vỡ ối sớm.
– Chọc ối có thể giúp mẹ bầu giảm bớt các triệu chứng về hô hấp, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể cho bạn uống indomethacin để điều trị đa ối. Thuốc uống này thường chỉ được quy định dùng trước tuần 31, có tác dụng làm giảm lượng nước ối tiết ra hoặc làm tăng sự tái hấp thu nước ối, làm giảm lượng nước tiểu thai nhi thải ra và làm tăng sự trao đổi dịch qua màng thai. Sử dụng liên tục indomethacin trong vòng 48 – 72 giờ đồng hồ có thể gây tình trạng đóng sớm ống động mạch. Mẹ bầu nên đặc biệt chú ý.
3/ Chỉ số nước ối là gì?
– Thông thường, lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai. Ở 20 tuần tuổi, lượng nước ối vào khoảng 350ml, sau đó tăng lên 670ml vào 25-26 tuần. Thời điểm 32-36 tuần, lượng nước ối tăng thêm đến khoảng 800ml hoặc cao hơn, đến tuần 40-42 giảm xuống còn khoảng 540-600ml. Đây là khoảng thời gian mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ. Do đó, bác sĩ cần nắm chỉ số nước ối để theo dõi tình hình sức khỏe của thai nhi.
– Chỉ số nước ối được ký hiệu là AFI. Để đo chỉ số này, bác sĩ sẽ thực hiện theo thủ thuật sau: Lấy rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần với 2 đường dọc ngang. Ở mỗi phần, chọn ra túi ối sâu nhất để đo chiều dài. Cộng 4 chiều dài này lại sẽ ra chỉ số ối AFI.
Bảng so sánh lượng ối trong cơ thể của mẹ
Dựa vào bảng này bạn sẽ biết được tình trạng nước ối của mình thế nào để có sự điều chỉnh cho hợp lý nhất.