Bước sang tuần thứ 24, có lẽ bạn đã và đang đi khám thai định kỳ hàng tháng suốt cả quý 2 rồi, và cũng đã quá quen với việc khám thai. Thường thì bạn sẽ đi khám hàng tháng đến khoảng tuần thứ 30-32, rồi từ đó cho đến tuần thứ 36 sẽ là hai tuần một lần; và sau đó là mỗi tuần một lần. Nếu bạn thuộc nhóm mang thai có nguy cơ cao, hoặc bạn đã trải qua biến chứng hay các vấn đề khác trong khi mang thai, bạn sẽ cần phải đi khám thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm được những lưu ý dưới đây mà kids.mobiedu.vn tham khảo để có thể đảm bảo mẹ bầu và thai nhi thật khỏe mạnh trong tuần này:
Những thay đổi của thai nhi trong tuần này
– Em bé của bạn ở tuần này chỉ mới chừng bảy lạng. Thai nhi vẫn là một khối nhỏ chắc chắn, và dù chân tay đã có thể duỗi ra, hầu hết thời gian em bé vẫn co người lại, gấp hết cả chân lên và bàn chân thì ép vào mông. – Mắt em bé bắt đầu mở ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Em bé sẽ học cách mở và nhắm mắt, chớp mắt, và sẽ tiếp tục luyện tập tập trung điểm nhìn trong vài tháng còn lại trước khi ra đời. Nhiều ông bố bà mẹ quá đỗi ngạc nhiên khi em bé mở to mắt nhìn thẳng vào họ ngay khi mới chào đời. Nhiều em bé thậm chí dường như chẳng chớp mắt mà cứ thế chằm chằm nhìn vào mặt ba mẹ. Bạn hãy nhớ chuẩn bị sẵn máy quay phim để ghi lại giây phút đặc biệt này nhé.
– Nhiều cử động của em bé được hình thành từ tuần này cho đến tuần thứ 30. Khối lượng nước ối được sản sinh trong thời gian này không nhiều như cách đây mấy tuần. Em bé đã lớn hơn, mà lại không có lượng nước ối lớn làm lớp đệm dày, thế nên bạn sẽ cảm giác rất rõ những cú đạp và những cái duỗi người trong bụng mình đấy.
– Em bé của bạn dài hơn, và cơ thể cũng đã có nhiều mỡ hơn. Lớp mỡ này sẽ bảo vệ em bé trong quá trình được đưa ra khỏi cơ thể mẹ. Trung bình, một em bé khi mới ra đời nặng chừng 3.5kg. Cân nặng của em bé bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong quá trình thai nghén, bởi gien trội và các yếu tố di truyền khác.
– Em bé giờ đã có những khoảng nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau, và cách thức cũng như “lịch” vận động của bé đã dần trở nên quen thuộc hơn với bạn. Một số bà mẹ nhận ra rằng em bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm
– đủ để đánh thức mẹ bé cho dù đang ngủ sâu. Ngoài ra, em bé thường cựa quậy một hồi sau khi mẹ ăn đồ ngọt, hoặc khi nghe tiếng của bố, hay khi có một tiếng động bất thình lình nào đó.
Những thay đổi trong cơ thể bạn:
Cơ thể của bạn sẽ trải qua những thay đổi dưới đây khi thai nhi 24 tuần: – Bạn có thể phải đối phó với sự ngứa ngáy trên ngực và bụng do sự căng da.
– Đi tiểu thường xuyên
– Chứng phù nề nếu có hiện tượng tích nước trong cơ thể.
– Thay đổi về khả năng thị lực
– Táo bón, đặc biệt là khi bạn không uống đủ nước và chế độ ăn uống thiếu chất xơ.
– Những vết rạn da trên bụng ngực và hông.
– Chứng ợ nóng
Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần 24
– Bạn nhớ ăn các thức ăn giàu chất sắt như các loại thịt đỏ, các loại trứng, các loại ngũ cốc chất lượng tốt, và rau xanh có lá như bông cải xanh. Nếu hàm lượng sắt trong máu bạn quá thấp, bạn có thể uống thêm viên sắt. Tuy nhiên, viên sắt có thể khiến chứng táo bón của bạn càng nặng hơn.
– Đừng đến nhà hàng khi quá đói, nó sẽ dễ dàng khiến Mẹ ăn quá mức. Nên ăn một miếng trái cây, rau, bánh quy hoặc một nắm đậu các loại trước khi đi.
– Hỏi rõ về các thành phần và đưa ra các yêu cầu đặc biệt. Hầu như chúng ta luôn có thể đổi các món nướng vỉ thay cho các món chiên xào, các món rau hấp thay cho khoai tây chiên.
-Vận động: Mẹ hãy luyện tập cho cơ thể khỏe mạnh để đón chào thiên thần nhỏ nhé! Mẹ có thể tham khảo các môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với Mẹ bầu như yoga bầu, bơi lội, đi bộ, hoặc đơn giản là năng vận động để cơ thể có được sự dẻo dai cần thiết.