Những trò chơi vận động giúp bé phát triển trí thông minh từ 1-3 tuổi

0
1808

Khi trẻ lên một tuổi, trẻ đã biết đi nên việc sử dụng đồ vật và biết nói nên luôn tò mò khám phá thế giới xung quanh. Cha mẹ có thể cùng trẻ đọc sách, làm quen với chữ cái, các con số và màu sắc…
Ở lứa tuổi 1 – 3 tuổi, trẻ luôn tò mò khám phá thế giới xung quanh mình nên hay đặt câu hỏi vì sao, như thế nào, là gì… Đây cũng là giai đoạn diễn ra cuộc “khủng hoảng tuổi lên 3”, đôi khi trẻ tỏ ra bướng bỉnh, cáu gắt. Những đứa trẻ lên 3 rất thích được khen và được người khác thừa nhận cái tôi của mình.

Trò chơi giúp trẻ phát triển tư duy cho bé từ 1 - 3 tuổi

Trò chơi giúp trẻ phát triển tư duy cho bé từ 1 – 3 tuổi

Dựa vào đặc điểm phát triển trên, cha mẹ có thể tổ chức các trò chơi giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ như:

– Trò chơi mang tính khám phá: Đọc sách, làm quen với chữ cái, các con số và màu sắc…
– Trò chơi mô phỏng: Làm việc nhà, đóng kịch, hát…
– Trò chơi mang tính sáng tạo: Xếp hình, lắp ghép, hóa trang, nặn đất sét, tô màu.
– Trò chơi vận động: Tập đi xe lắc và xe đạp 3 bánh. Có thể khuyến khích trẻ nhảy và lắc mình theo những điệu nhạc sôi động.

Có thể sử dụng một số loại đồ chơi thích hợp với từng dạng hoạt động:

– Trò chơi phát triển thể chất: Có thể bố trí những quả bóng nhựa để trẻ chạy, đuổi bắt; ôtô, tàu hỏa nhựa có thể di động được; các loại xe ba bánh cho trẻ đẩy, đạp, vận động ngoài trời…

– Phát triển trí tuệ: Đất nặn, giấy bút cho trẻ vẽ nguệch ngoạc; các đồ chơi hình hộp để trẻ lắp ghép, đặc biệt đồ chơi hình khối bằng gỗ…

– Phát triển tình cảm: Các con vật xinh xắn bằng nhựa, điện thoại giả, gỗ hay búp bê bằng vải… để trẻ ôm ấp, bắt chước người lớn chăm sóc, yêu thương, hướng đến tình yêu và trách nhiệm…
Ngoài ra còn có những trò chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn kích thích trí thông minh của bé như:

+ Xuất hiện và biến mất: Đây là một trò chơi cơ bản, nó phù hợp với trẻ nhỏ khoảng 12 tháng (và ngay cả trước lúc đó, sớm nhất là 8 – 9 tháng trong những hình thức đơn giản). Trò chơi này sẽ kích thích trí thông minh tuyệt vời cho con.
Lựa chọn một số đồ vật nho nhỏ mà bé có thể biết (thìa, chai, quả bóng, cuốn sách nhỏ, gấu bông…) và đặt chúng vào một giỏ. Sau đó tại một thời điểm, cho con nhìn đồ vật bạn muốn con kiếm, tiếp theo đặt món đồ lại giỏ đồ chơi sau đó yêu cầu con tìm lại món đồ đó.
Quan sát nếu con bắt đầu cảm thấy khó chịu phải đưa ngay ra để con không bị ức chế hay cáu kỉnh. Trò chơi này giúp tăng cường sự kiên nhẫn của con.

+ Xếp hình tháp và lâu đài: Đôi khi ý tưởng giảm bớt các hình khối đưa cho trẻ chơi vì sợ quá nhiều với trẻ là một sai lầm. Các hình khối với nhiều kích thước và chất liệu – tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ – là một trong những phương pháp đơn giản nhất và được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng. Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện kĩ năng cầm nắm, củng cố tay và các ngón tay.
Ngoài ra nó còn đòi hỏi sự tập trung để đạt được một mục tiêu mà bạn gợi ý. Cũng đồng nghĩa với việc để trí tưởng tượng của con được tự do phát triển.

+ Lắp ghép: Trong số các trò chơi giáo dục tốt giành được sự ưu ái của các chuyên gia vẫn là trò ghép hình. Bạn có những bảng gỗ hoặc nhựa với những con giống hoặc những hình khối hãy để con tự động “nghiên cứu” và ghép đúng miếng hình vào vị trí thiếu đây sẽ là cách giúp bé rèn luyện nhiều kĩ năng: quan sát, kiểm tra và suy đoán.

+ Tìm hình: Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà bạn có thể đưa những hình có nhiều nhân vật hoặc ít. Hãy để trẻ “truy tìm” từng nhân vật trong ảnh theo gợi ý của bạn. Trẻ càng lớn, nhận thức càng tốt thì càng cần gia tăng số lượng nhân vật cần tìm kiếm mỗi lần chơi. Như vậy sẽ giúp phát triển trí thông minh và trí nhớ qua hình ảnh của trẻ.

+ Nhận biết về cơ thể: Đối với một đứa trẻ để hiểu rằng cơ thể của mình có hai mặt đối xứng, bên phải và bên trái là một việc hết sức gian nan và phức tạp. Mỗi đứa trẻ phát hiện ra bên nào sẽ “thuận” hơn theo thời gian, có nghĩa là, sử dụng tay nào trong cùng 1 hành động trẻ cảm thấy thoải mái hơn (tùy thuộc việc thuận tay trái hoặc tay phải). Điều này sẽ giúp trẻ trở nên nhận thức sâu sắc hơn về từng bộ phận cũng như khả năng tiềm ẩn trong cơ thể mình.

+ Khu vườn bí mật: Chuẩn bị một số trái bóng màu, một sợi dây và vài hình khối để là địa điểm. Dây tạo thành một “khu vườn” trong đó có hồ nước, lâu đài, cây cầu… Đặt quả bóng ở một vị trí trong “khu vườn” rồi yêu cầu con phải đi lấy quả bóng theo cách của mẹ chỉ. Điều này sẽ giúp bạn rèn luyện cho con kĩ năng xác định phương hướng: trước, sau, đi lên, sang ngang… đồng thời xác định vị trí của bé so với các vật xung quanh.

+ Nhảy

Việc bạn khuyến khích con nhảy từng chân và bằng cả hai chân sẽ khiến con phát huy khả năng kiểm soát hoạt động của mình một cách tốt nhất.

+ Đá bóng

Bạn có thể tăng cường khả năng quan sát cho con bằng trò chơi đá bóng này nhé. Bạn có thể giúp bé làm quen với trò chơi đá bóng bằng những kỹ năng đơn giản như: lăn bóng, ném bóng rồi đến đá bóng chắc chắn trẻ sẽ rất hào hứng.

+ Hãy cho tôi đôi mắt của bạn

Đây là trò chơi đơn giản nhưng hữu ích để cải thiện sự tập trung của trẻ. Ngồi trước mặt con rồi bắt con lặp lại tất cả những hành động mà bạn đang thực hiện. Ví dụ, bạn có thể giơ tay hoặc hạ tay xuống, di chuyển đầu lên xuống… Thay đổi trình tự và làm cho trò chơi thú vị hơn (và cần phải tập trung hơn nữa) nó cũng sẽ giúp tăng tốc độ của chính bạn.

+ Tìm nắp hộp

Có nhiều hộp hình dạng và kích cỡ khác nhau: hộp dầu gội, lon cà phê, trà, hộp sữa… được vệ sinh thật kỹ. Bỏ nắp của các loại hộp này ra. Sau đó yêu cầu trẻ tìm nắp để phù hợp với chiếc hộp bạn đưa ra. Đây là một trò chơi tuyệt vời để rèn luyện thị giác, khả năng phân tích sự khác biệt và tương đồng về hình dạng và kích thước giữa các đối tượng khác nhau. Đây là kỹ năng cần thiết để đọc và viết trong tương lai.

+ Vẽ hình

Giai đoạn này trẻ sẽ vô cùng hào hứng với việc cầm bút và vẽ lung tung lên bất cứ đâu. Các mẹ đừng sợ bẩn nhé, hãy cho con cầm bút để thể hiện sự linh hoạt của mắt và đôi bàn tay nhé. Chắc chắn, điều này sẽ tạo ra sự bất ngờ tuyệt vời cho các mẹ.