Trong giai đoạn 2 tuổi là cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ ở nhiều lĩnh vực vì vậy các mẹ cần nắm bắt tâm lý của con trẻ trong thời kỳ này để tiện chăm sóc dạy bảo. Cùng với sự phát triển thể chất của bé 2 tuổi thì ở độ tuổi này bé cũng có những phát triển và thay đổi tâm sinh lý nhất định. Hãy cùng kids.mobiedu.vn tìm hiểu những vấn đề mà cha mẹ cần lưu ý khi có con trong độ tuổi này nhé.
1. Với những cơn giận dỗi của bé
– Khi bé bước sang tuổi thứ 2, bé sẽ rất dễ xúc động và tâm lý của trẻ cũng phát triển mạnh hơn. Do tốc độ suy nghĩ nhanh hơn tốc độ nói của trẻ nên khả năng trẻ suy nghĩ, trình bày, bộc lộ cảm xúc của bé sẽ khác nhau. Nếu mẹ biết được những gì mẹ muốn làm nhưng trong cổ họng mẹ nghẹn cứng, không nói ra được thì mẹ sẽ cảm thấy thế nào? Chắc chắn vô cùng khó chịu phải không?
Bé 2 tuổi cũng như vậy đó. Vì thế, cha mẹ nên hiểu và thông cảm cho con yêu những lúc trẻ giận dỗi nha.
– Việc xử lý những cơn nóng giận của bé là một thách thức lớn với cả mẹ và bé. Mẹ cần biết cách đối phó với cơn giận của bé. Nếu khi bé giận mà mẹ cũng quát mắng bé, thì thật là kinh khủng.
– Thay vào đó, mẹ hãy làm những điều sau:
+ Mẹ hãy thật bình tĩnh
+ Mẹ luôn nhớ rằng mình là người lớn, cần phải cư xử ra dáng người lớn, không nên bắt chước cách cư xử của bé.
+ Chờ bé qua cơn tức giận, bé bình tĩnh trở lại, bé hãy nói cho bé nghe cơn tức giận vừa qua.
+ Hãy cho bé thấy mẹ yêu bé đến mức nào. Mẹ mắng bé cũng vì tốt cho bé mà thôi.
+ Mẹ có thể lường trước được những tình huống có thể làm bé nổi giận….
2. Với tính tự lập của bé
– Khi bé mới sinh ra, mọi thứ bé đã phụ thuộc vào mẹ nhưng khi bé được 2 tuổi, bé sẽ tự muốn làm tất cả mọi thứ như ăn uống, lựa chọn quần áo bé mặc, hãy chọn đồ bé chơi. Nếu mẹ không cho bé làm theo sở thích của mình bé sẽ cáu gắt với mẹ.
– Nhu cầu về tính tự lập của bé hoàn toàn phù hợp với sự phát triển kỹ năng của bé khi bé lên 2 tuổi. Khoảng thời gian này, bé mới tập đi và có tính nhu cầu tự lập để trẻ phát triển mạnh . Bố mẹ sẽ thấy được những nỗ lực của bé.
– Ở độ tuổi này, bé đã biết đi và nói chuyện một cách trôi chảy. Bé sẽ nói với mẹ rằng: “ Mẹ ơi, mẹ hãy để con tự làm việc này đi mẹ nhé hay mẹ hãy để con dọn dẹp đống lộn xộn đó …”
3. Các vấn đề tâm lý khác ở bé
– Làm mẹ, nhiều khi mẹ sẽ nghĩ rằng mình đã chịu đựng hết sự kiên nhẫn của bé thì mẹ đã nhầm rồi đó. Mẹ chắc chắn sẽ phải chuẩn bị tinh thần để đối diện với nhiều thứ khác như:
– Bé có thể ngồi lỳ 2 tiếng trước đĩa đầy thức ăn và miệng ngậm thức ăn trong suốt 2 giờ liền mà mẹ phải chịu bó tay với trẻ.
– Với các bé 2 tuổi, bé đã được dạy cách khi đi tè phải nói cho mẹ biết. Nhưng do mải chơi hay mải xem, bé luôn tè luôn tại chỗ. Điều này làm các mẹ vô cùng bực mình vì liên tục phải dọn chiến trường cho trẻ.
– Khi bé bị ốm, bé sẽ nhõng nhẽo mẹ liên tục , bé sẽ đòi cái này hoặc cái khác….
– Mẹ cho bé đi chơi siêu thị, khu mua sắm…..bé có thể nổi giận hay la hét ở tất cả mọi nơi…đôi khi làm bố mẹ cảm thấy đau đầu và ngại với người xung quanh.
Đôi khi, mệt mỏi là thế nhưng khi nhìn ngắm bé ngủ là mẹ cũng cảm thấy hạnh phúc rồi. Hay nghe giọng đáng yêu, ngọng líu của con như “con yêu mẹ” hay ấm áp khi đôi tay nhỏ xinh của con choàng ôm lấy mẹ. Mọi mệt mỏi, bực bội đều tan biến hết. Đây chắc chắn sẽ là khoảnh khắc không phải ai cũng có và muốn là được.
Nuôi trẻ ở độ tuổi này đôi khi các mẹ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi nhưng bù lại là các mẹ có được những giây phút đáng yêu bên bé. Các mẹ hãy cố gắng thích nghi và giúp các con phát triển tâm sinh lý ở độ tuổi này thật tốt nhé.