Phát triển kĩ năng xã hội cho bé dưới 1 tuổi

0
1135

Phát triển quan hệ xã hội là gì ?

Phát triển quan hệ xã hội là cách bé học để giao tiếp, chơi đùa, xây dựng mối quan hệ với những người khác. Mặc dù học là một quá trình lâu dài, những năm đầu tiên của con là khoảng thời gian quan trọng khi bé sẽ làm quen và phát triển nhanh chóng kỹ năng này. Khi con thiếu tự tin trong giao tiếp. việc này có thể dẫn đến những trở ngại trong việc tiếp xúc với những thành viên trong gia đình hoặc chơi cùng với các bé khác. May mắn là các vấn đề về phát triển quan hệ xã hội thường dễ giải quyết.

Trẻ thế nào được coi là phát triển quan hệ xã hội bình thường ?

– Đến tận khi bé 2 tuổi, thì người tiếp xúc, chăm sóc và chơi cùng bé nhiều nhất là mẹ và bố. Từ khi con là một đứa trẻ sơ sinh, con đã học các kỹ năng giao tiếp xã hội bằng cách quan sát các biểu hiện trên khuôn mặt bố mẹ và bắt trước theo.

– Khi con lớn hơn, con sẽ giao tiếp bằng ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể, và các tiếng bập bẹ.. để thể hiện cá tính riêng. Nhiều bé có thể tỏ ra nhút nhát ở chỗ đông người hoặc chỉ thích đến những nơi quen thuộc và chơi với những người bé biết. Khi phải tham gia vào môi trường mới, con sẽ cần rất nhiều sự giúp đỡ của mẹ để thích nghi. Điều quan trọng là cha mẹ hãy chấp nhận tính cách của con và khuyến khích con thể hiện cá tính hay suy nghĩ của mình.

Phát triển kĩ năng xã hội cho bé dưới 1 tuổi

Dấu hiệu của một đứa trẻ có vấn đề về phát triển xã hội

– Nỗi lo sợ chia cách sẽ tự nhiên xuất hiện khi trẻ được khoảng 8 tháng tuổi. Khi mẹ không phải lúc nào cũng ở bên cạnh con hoặc việc phải thay đổi môi trường đột ngột mà mẹ không để tâm đến con đã tạo nên nỗi lo lắng vô hình cho trẻ. Trẻ sẽ bắt đầu quấy khóc hoặc tỏ ra mệt mỏi và kém tươi vui hơn bình thường. Tuy nhiên điều này sẽ kết thúc trong vòng từ 1-2 tuần khi bé nhận ra rằng sự chia cắt với mẹ chỉ là tạm thời và có nhiều điều hấp dẫn khác để bé khám phá.

– Khi tình trạng này kéo dài, hoặc trong rất nhiều tình huống khác nhau thì có thể đây là dấu hiệu của sự gián đoạn trong phát triển giao tiếp xã hội.

– Kiểm tra các biểu hiện cụ thể sau:

– Không mỉm cười với người khác

– Không thể duy trì tiếp xúc bằng mắt với người khác

– Lảng tránh hoặc quay lưng về phía mọi người

– Khóc nhiều hơn bình thường khi ở môi trường mới hoặc làm quen với những người lạ

– Đỏ mặt hoặc nổi ban ở cổ khi ở nơi đông người

– Chỉ muốn ở một mình hoặc trong nhà

– Căng thẳng và khó chịu khi ở chỗ công cộng

– Khó dỗ dành hơn

– Cha mẹ nên làm gì để giúp con phát triển khả năng giao tiếp xã hội ?

– Hãy dành thời gian để nhìn và nói chuyện trực tiếp với con

– Cha mẹ chính là hình mẫu cho tất cả các hành vi và biểu hiện của con trong các tình huống xã hội. Do đó hãy cho con cơ hội học hỏi và tiếp xúc với các tình huống giao tiếp thực tế. Khi mẹ đang trò chuyện với những người khác hãy cố gắng đưa con vào cuộc nói chuyện bằng các cử chỉ âu yếm hoặc những câu hỏi “ con đói không “, ” con có thích chơi món này không?” để bé có cảm giác an toàn và luôn được quan tâm. Chia sẻ cảm xúc, giải thích hoặc mô tả các hành động của bạn cũng là cách để tạo nên mối liên kết giữa bé và môi trường xung quanh.

– Mẹ có thể kể cho con về việc mẹ làm việc nhà như thế nào, hoặc giúp con làm quen với các khái niệm hoặc món ăn mới trong bữa.

– Trò chơi ú òa cũng là một cách hữu ích để tập cho con làm quen với việc sự xuất hiện và biến mất trong thời gian ngắn của mẹ.
– Cho con tham gia cùng trong những buổi ra ngoài của bố mẹ. Gặp gỡ với những người khác nhau hoặc nghe nhạc hoặc chơi cùng với những bé khác sẽ giúp con học được cách xử lý các tình huống khi ở chỗ công cộng.

Tạo cơ hội để con tiếp xúc với những trẻ cùng lứa tuổi

– Cho dù thực sự bé sẽ không chơi cùng những đứa trẻ cùng tuổi khác cho đến năm thứ 3. Tuy nhiên, tiếp xúc với những đứa trẻ khác từ sớm sẽ giúp con phát triển đa dạng các kỹ năng giao tiếp khi trưởng thành.

– Nhờ việc chia sẻ sự chú ý đồ chơi và thức ăn với những đứa trẻ khác, bé sẽ dần hình thành nên những kỹ năng giao tiếp hữu ích.

Ăn uống là thói quen cần được rèn luyện từ sớm.

– Đặc biệt khi con cai sữa, việc ăn cùng bố mẹ, nói chuyện trong bữa ăn, tôn trọng những phép lịch sự trong bữa ăn sẽ tạo nên những thói quen tốt cho bé khi con đến ăn ở những nơi công cộng.

– Hãy chú ý đến phản ứng của con trong những tình huống xã hôi và xem cách con tự an ủi bản thân. Đó có thể là món đồ chơi yêu thích, bình sữa.

Hành vi của con được tạo thành từ hành vi của cha mẹ

Con vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện các kỹ năng xã hội của mình do vậy không phải lúc nào con cũng có thể hành động chính xác như những gì mẹ muốn. Bé đang học thông qua các hành vi và cảm xúc mà bé quan sát được ở bố mẹ thậm chí cũng cả lúc người lớn xấu hổ hay tức giận hoặc cố kiểm chế cảm xúc.

Phát triển hành vi xã hội là quá trình phản ánh hành vi của chính cha mẹ. Nếu mẹ là người cũng nhút nhát và ngại giao tiếp xã hội thì con cũng rất dễ bị giới hạn khả năng này.

Do vậy mẹ hãy tích cực tìm người trò chuyện, hoặc tham gia các nhóm nhỏ để tự tạo lập sự tự tin của mình trước đám đông. Mẹ hãy làm tấm gương phản chiếu hành vi tốt nhất cho con.

Mẹ nên làm gì nếu con có vấn đề với kỹ năng phát triển xã hội.

Hãy chú ý mọi hành vi khác thường của con để can thiệp kịp thời. Đặc biệt là việc giao tiếp ánh mắt, các âm thanh bé tạo ra, hoặc bất kỳ biểu hiện lo lắng nào trong các tình huống, nếu chúng khác hẳn so với những đứa trẻ cùng tuổi hãy đưa con đi kiểm tra bác sỹ để các giác quan đặc biệt là thính giác và thị giác- những công cụ quan trọng giúp con giao tiếp với mọi người.