Thính giác trẻ sơ sinh
Em bé của bạn phải nghe được toàn bộ các âm thanh thiết yếu của lời nói để có thể nói được một cách chuẩn xác. Ban đầu con sẽ tiếp nhận âm thanh rồi từ đó nhại theo và sử dụng các âm thanh khác nhau một cách chuẩn xác để hình thành lời nói. Có một số dấu hiệu khác nhau phản ánh khả năng nghe của con mà bạn cần lưu ý.
– Khi mới sinh, con thường phản ứng lại tiếng động mà không hiểu chúng nghĩa là gì. Nếu con bị giật mình bởi một tiếng động lớn như cánh cửa đập hay tiếng vỗ tay con sẽ dang chân dang tay ra theo một tác động phản xạ giật mình như để tránh bị ngã. Lúc con lớn hơn, những tiếng động bất thình lình này sẽ làm con chới mắt hay nhướng mắt ra vẻ ngạc nhiên. Vào 4 tuần tuổi con sẽ bắt đầu để ý đến những tiếng động thình lình kép dài như tiếng máy hút bụi…
Vào 4 tháng tuổi con sẽ có khả năng phân biệt các âm thanh khác nhau, chẳng hạn khi nghe giọng nói của bạn bé sẽ nín khóc và quay đầu về phía tiếng nói dù có thể chưa nhìn thấy bạn. Bé 9 tháng tuổi có thể nhận ra giọng nói của bạn ở tận cuối căn phòng, bi bô để nghe chính giọng mình và chăm chú nghe những âm thanh quen thuộc xung như hướng phát ra những âm thanh này.
Trắc nghiệm thính giác
Ngay sau khi sinh ra con sẽ được kiểm tra thính giác tại bệnh viện. Trắc nghiệm này sử dụng những tiếng động nhẹ ( vỗ tay, hát, rung chuông) để đo phản ứng của trẻ với tiếng động. Tuy nhiên khi con từ 7 tháng trở lên, việc kiểm tra này trở nên khó hơn do con phản ứng không nhất quán.
– Cha mẹ có thể thử làm các trắc nghiệm thính giác tại nhà khi con được 6 tháng tuổi trở đi. Đầu tiên, hãy chuẩn bị lục lạc để tạo âm thanh, giấy lụa cứng, cái cốc bằng sứ, thìa, một cái chuông. Hãy cho con ngồi trong lòng bạn, không cách bức tường quá 120cm và yêu cầu một người khác giữ vị trí cách em bé, về một bên ngang với mang tay con và ngoài tầm nhìn của con. Tạo ra âm thanh với thứ tự như sau:
– Phát ra âm thanh trầm và âm thanh cao bằng giọng nói của mình
– Lắc cái lục lạc
– Dùng thìa gõ vào tách sứ
– Vò miếng giấy lụa
– Rung cái chuông nhỏ cầm tay
Nếu bé không đáp ứng lại một âm thanh nào hãy đợi 2s trước khi lặp lại. Đợi thêm 2s nữa và nếu vẫn không có đáp ứng sau 3 lần thử, mới thử sang âm thanh kế tiếp. Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên sẽ phải quay lại ngay lập tức khi nghe thấy âm thanh và thường sẽ mỉm cười. Những bé nhỏ hơn có thể phản ứng chậm hơn. Một sự đáp ứng rõ rệt với 3 trong số âm thanh trên có nghĩa là em vé có đủ khả năng để nói. Nếu sự đáp ứng giới mức đấy hãy lặp lại trắc nghiệm trong vòng 3 tháng trước khi đưa con đi bác sỹ.
Cha mẹ nên làm gì để giúp con
Bằng cách giải thích các âm thanh và chơi những trò phù hợp với em bé, bạn có thẻ giúp con lắng tai nghe một cách có chọn loc để phân biệt giữa các loại âm thanh hỗn độn lọt vào tai con.
– Hãy tỏ ra cường điệu về cách giải thích âm thanh. Thí dụ bạn hãy đặt tay trước miệng và nói suỵt chúng ta hãy im như thóc để gợi ý cho con về ý thức về sự yên lắng
– Hãy mô tả âm thanh và âm nhạc với những tính từ thích nghi như inh ỏi hay êm dịu
– Hãy dạy con khái niệm về những nốt nhạc cao hay thấp bằng những bài hát
– Hãy dạy con nhịp điệu với những vần thơ và những bài hát viwaf bỗ tay vừa hát điều này cũng có ích cho con
– Hãy kêu tên mỗi âm thanh mới, như tiếng con mèo gru gru chẳng hạn và nhại âm thanh ấy.