Rèn luyện kĩ năng ngồi bô cho trẻ

0
1825

Khi bé đến tuổi chập chững biết đi, các bà mẹ bắt đầu suy nghĩ đến việc làm thế nào để tập cho bé ngồi bô. Dạy con kĩ năng ngồi bô giúp mẹ nhàn hơn rất nhiều so với việc giúp con đi vệ sinh và việc giữ vệ sinh sạch sẽ.

Có thể ngay từ lúc 18 tháng con đã sẵn sàng tuy nhiên có thể mẹ phải sẽ phải chờ đến lúc con 4 tuổi mới có thể dạy bé điều này. Thông thường, cha mẹ nên dạy con từ khi con được khoảng 2-3 tuổi và đặc biệt con gái có xu hướng học kỹ năng này hơn con trai hoặc nếu bé có anh chị lớn. Tuy nhiên không nên dạy khi con đang trong thời gian thay đổi tâm lý hoặc có thêm anh chị em mới bởi cùng một lúc con phải tiếp nhận quá nhiều thử thách và chắc chắn rất khó để bé làm tốt tất cả chúng cùng một lúc.

Hãy kiên nhẫn chờ khi con có dấu hiệu sẵn sàng !

Dạy trẻ kĩ năng ngồi bô

1. Những lưu ý khi dạy trẻ ngồi bô

– Vật dụng cần thiết: Một chiếc bô xinh xắn và vài chiếc áo phông dài đủ để che qua mông cho bé. Con bạn sẽ “đi bộ đội” trong 3 ngày mà không có tã, vì thế bạn cần phải nhanh nhất để đặt con vào bô khi bé mắc tiêu tiểu, đồng thời bạn cũng dễ quan sát hơn khi “tai nạn” xảy ra mà bé không kịp gọi. Nếu áo dài làm bé vướng víu, bạn có thể cho con mặc áo mà không mặc quần cũng được.

– Nói về “tai nạn”: “tai nạn” sẽ xảy ra, đó là khi bé “bĩnh” ra mà chưa kịp gọi mẹ. Chắc chắn đây là một phần của chương trình rèn luyện. Trẻ em sẽ học được kinh nghiệm từ những tai nạn này. Bạn đừng cáu gắt với bé mà hãy nhẹ nhàng lau sạch nhà cửa, rửa ráy cho bé và khuyến khích con nên ngồi vào bô trong lần đi vệ sinh tới. Những lời khen ngợi có hiệu quả tốt hơn là những lời mắng mỏ.

– Cho bé uống nhiều nước: Chuẩn bị nước quả mà bé thích, sữa, nước lọc… và khuyến khích bé uống càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ bắt buộc bé phải đi tiểu thường xuyên hơn và đó là nhưng gì bạn cần.

– Trao “giải” khi bé làm tốt: Giải thưởng là quan trọng. Bạn có thể chuẩn bị sẵn vài cái kẹo, bút chì màu, hình dán siêu nhân, tranh tô màu hay những món đồ mà bé thích. Tất nhiên, phần thưởng là dành cho những lần đi tiểu vào bô, chứ không phải trên thảm hay trên sàn nhà.

– Đào tạo cả ngày và đêm: Rèn bé đi bô cả ban ngày và ban đêm sẽ giúp bé không bị nhầm lẫn rằng lúc nào thì được quyền thoải mái tè ra bỉm, lúc nào thì phải chạy ra nhà vệ sinh và kéo quần xuống.
2. Dạy con ngồi bô như thế nào ?

– Trẻ em học bằng cách bắt chước, vì vậy, có thể mẹ nên thường xuyên mở cửa phòng vệ sinh để con có cơ hội xem mẹ làm gì. Con có thể nhận thấy sự khác nhau giữa cha và mẹ khi đi vệ sinh và bắt đầu thắc mắc. Hãy tìm câu trả lời phù hợp nhất với lứa tuổi của con cho vấn đề này.

– Mẹ có thể làm chiếc bô trở nên đặc biệt hơn trong mắt bé bằng cách trang trí chúng với những hình sao lấp lánh hoặc viết tên con lên đó và tranh thủ lồng việc ngồi bô vào các trò chơi với búp bê của con để biến thử thách này thành một thói quen bình thường.

– Nếu con có xu hướng chống đối lại việc này, đừng cố gây áp lực cho con. Hãy nhẫn nại chờ đến khi con sẵn sàng.

– Tạo động lực cho con sử dụng bô

+ Nếu con bạn là con gái. Khơi dậy sự quan tâm của con gái bạn trong việc sử dụng bô bằng cách đưa con đi mua quần lót. Chọn những hình hoạt hình hoặc màu sắc mà bé yêu thích. Trong lúc đó, hãy nói với con về việc sử dụng bô để đi vệ sinh như người lớn thực thụ, nhấn mạnh việc giờ con đã đủ lớn để có quần lót của riêng mình như mẹ. Bé sẽ cực kỳ sung sướng khi được mẹ coi như một người trưởng thành.

– Lúc nào con nên ngừng dùng tã?

+ Việc dừng dùng tã cho con thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thời gian hoặc địa điểm đặc biệt trong trường hợp mùa động hoặc khi con đi chơi ở nhà người khác.

+ Tuy nhiên khi bắt đầu thay thế tã bằng quần lót mẹ nên thống nhất với con để có thể hoàn toàn từ bỏ tã và tránh nhầm lẫn cho con.

+ Mặc dù, mẹ sẽ sẽ phải ứng phó với các tình huống bất ngờ trên cả nhà đi chơi hoặc sự khó chịu và cáu gắt của con khi quần liên tục ướt.

+ Mẹ có thể xin ý kiến các phụ huynh khác về đâu là thời gian thích hợp để sử dụng quần cho con.

– Việc đi tè và đi đại tiện của trẻ

+ Hãy dạy con làm thế nào để lau sạch mông bé đúng cách từ sau ra trước đặc biệt khi con đi ị.

+ Điều này sẽ giúp con tránh lây lan vi khuẩn từ ruột để âm đạo và niệu đạo của mình. Nếu việc này quá phức tạp ít nhất hãy dạy con lau mông sau khi đi tè. Nhiễm trùng đường tiểu (UTIs) là không phổ biến ở trẻ em và bệnh này phổ biến ở con gái hơn con trai. Nhưng hãy đưa bé khi khám bác sỹ nếu:

– Bé đi tè thường xuyên hơn hoặc cứ đột nhiên cảm thấy đi tè.

– Bị đau vùng xương chậu hoặc bụng

– Hoặc tè không tự chủ

– Làm thế nào để để giúp con nhận biết các dấu hiệu buồn tè

– Đặt bô ở nơi con dễ nhìn thấy nhất khi con chơi và khuyến khích con ngồi trên đó.

– Chuẩn bị khăn lau sẵn sàng và các thảm chống thấm nước để cho tình trạng con tè ra sàn.

– Quan sát các dấu hiệu khi con bắt đầu buồn tè ví dụ như đổi chân khi nhảy, co người quằn quại hoặc giữ tay giữa hay chân. Yêu cầu con ngồi bô để tè ngay lúc đó. Hãy lặp đi lặp lại nhiều lần trong các ngày liên tiếp nhau. Thời gian con bỏ tã càng lâu con sẽ càng nhận thức được các dấu hiệu này nhanh hơn.

– Lúc nào mẹ nên khen ngợi con ?

+ Khi con bắt đầu có thể sử dụng bô như một thói quen hàng ngày, hãy khen ngợi và dành tặng con những món quà đặc biệt như xem đĩa DVD mới, hoặc kể thêm truyện giờ đi ngủ. Tuy nhiên, đừng quá làm quan trọng hóa việc dùng bô với con. Có thể bé sẽ cảm thấy áp lực và lo lắng nếu trót quên hoặc làm sai so với những gì mẹ hướng dẫn.

– Làm thế nào khi con vẫn bỏ được thói quen dùng tã?

– Tiếp tục luyện tập. Giống như mọi kỹ năng khác, con cần phải thực hành nhiều hơn để có thể sử dụng bô thành thạo.

– Mặc cho con những bộ quần áo thoải mái để con dễ dàng tự cởi chúng.

– Yêu cầu con sử dụng bô hơn là chỉ hỏi xem con có muốn sử dụng chúng hay không? ( vì câu trả lời thường là không)

– Gợi ý những trò chơi hoặc những phần thưởng hấp dẫn cho trẻ khi con hoàn thành việc đi vệ sinh bằng bô. Ví dụ như dán nhãn trên bảng tăng trưởng của con hoặc tặng món đồ chơi con yêu thích nếu con tuân thủ việc đi vệ sinh trong nhiều ngày liền.

Đừng làm con cảm thấy xấu hổ nếu như con trót quên vệ sinh ra bô.

Tè dầm ban đêm

Cha mẹ cần có một kế hoạch cụ thể để giúp con đi vệ sinh vào ban đêm, vì tạo lập thói quen này khó hơn nhiều so với ban ngày.

Ban đầu hãy cứ để con tiếp tục dùng tã khi ngủ. Sau đó, mẹ hãy liên tục kiểm tra tã lót xem con có đi vệ sinh nhiều ban đêm hay không?

Nếu có nhiều đêm tã liên tục khô, hãy bắt đầu thử để con ngủ mà không dùng tã. Nếu con bắt đầu tè dầm trở lại thì mẹ có thể tiếp tục cho con dùng tã và chờ đến khi nào bé đủ lớn để nhận thức được nhu cầu đi vệ sinh từ bàng quang của mình.

Hạn chế việc con uống nước là không có tác dụng trong việc giúp trẻ giảm tè dầm ban đêm. Tuy nhiên quan trọng là bạn không nen cho con uống các loại đồ uống chưa caffeine như Socola nóng….trước khi đi ngủ vì chúng sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn.

Mẹ không nên quá lo lắng, việc đái dầm thường kéo dài cho đến tận khi con được khoảng 4-5 tuổi và có thể thỉnh thoảng lặp lại khi con lớn hơn. Nếu con đã có được thói quen đi bô vào ban ngày và không tè dầm nửa đêm trong ít nhất 7 ngày liên tiếp thì chúc mừng mẹ đã cùng con vượt qua một trong những kỹ năng khó nhất của trẻ.