Rèn luyện kĩ năng tự ăn cho bé

0
1162

Con ngày một lớn và tiếp tục đòi hỏi sự độc lập nhiều hơn. Lúc này mỗi kỹ năng bé đạt được thực chất xuất phát từ mong muốn tự mình điều khiển và kiểm soát mọi vật xung quanh.
Một đứa trẻ có khả năng tự ăn mà không cần đến sự trợ giúp của bố mẹ chứng tỏ bé đã đạt đến độ phát triển nhất định về tính cách, và hành vi xã hội.
Trẻ xây dựng được cá tính độc lập, nhận thức tự chủ trong việc ăn uống sẽ cho mẹ biết khi nào con con đói hoặc no. Cha mẹ lúc này thay vì lo lắng không biết con đã đủ chưa thì sẽ tập trung vào tìm chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và vitamin cho sự phát triển của bé. Hãy cùng kids.mobiedu.vn tham khảo về cách rèn luyện kĩ năng tự ăn cho trẻ dưới đây nhé:

  1. Kỹ năng cần thiết: Vận động tinh

– Khi con bắt đầu tự ăn, con sẽ sử dụng toàn bộ kỹ năng vận động tinh của mình để học cách điều khiển thìa muỗng, múc, và cầm đưa thức ăn vào miệng. Mới đầu có thế mẹ sẽ phải chứng kiến một khuôn mặt dây dớt chuối quanh miệng, hoặc những mẩu hoa quả vương vãi trên bàn ăn của con. Tuy nhiên chỉ cần mẹ kiên nhẫn chờ con luyện tập thành thạo, một ngày không xa không chỉ là xúc thức ăn nhanh nhẹn mà còn là cầm bút vẽ những hình sinh động hoặc tự đánh răng, chải tóc một mình.
– Khi nào con có thể tự ăn?

Rèn luyện kĩ năng tự ăn cho bé

– Bé chưa sẵn sàng để tự ăn một mình cho đến khi bé có thể hoàn thiện kỹ năng ngồi của mình. Vào khoảng tháng thứ 8 đến 12, bé sẽ bắt đầu dùng các ngón tay của mình để tự ăn trước khi dùng thìa hay dĩa. Vậy hãy sẵn sàng đề cho con chơi và nghịch với thức ăn trong những tháng này. Đến tháng 13 đến 15 con sẽ bắt đầu sử dụng thìa và tập ăn như một người trưởng thành.

2. Cha mẹ giúp trẻ tự ăn bằng cách nào?

– Nếu con bắt đầu tự với lấy rau trên đĩa của mẹ hoặc ánh mắt con luôn nhìn rất chăm chú vào đĩa thức ăn trên bàn, thì đây chính là những dấu hiệu đầu tiên của việc con muốn bắt đầu tự ăn một mình. Mẹ nên chuẩn bị cho con một vài đồ ăn vặt lành mạnh như táo, trứng, rau củ cắt nhỏ….để con tập luyện. Hãy sẵn sàng dọn dẹp đống lộn xộn là thành quả của việc tự lập này. Kinh nghiệm cho thấy rằng, phần lớn trẻ sẽ tiếp tục làm bừa và vương vãi thức ăn cho đến khi được 18 đến 24 tháng tuổi hay thậm chí là đến khi 3 tuổi.Khi nào con có thể tự ăn

– Bé chưa sẵn sàng để tự ăn một mình cho đến khi bé có thể hoàn thiện kỹ năng ngồi của mình. Vào khoảng tháng thứ 8 đến 12, bé sẽ bắt đầu dùng các ngón tay của mình để tự ăn trước khi dùng thìa hay dĩa. Vậy hãy sẵn sàng đề cho con chơi và nghịch với thức ăn trong những tháng này. Đến tháng 13 đến 15 con sẽ bắt đầu sử dụng thìa và tập ăn như một người trưởng thành.

3. Cha mẹ giúp trẻ tự ăn bằng cách nào?

– Nếu con bắt đầu tư với lấy rau trên đĩa của mẹ hoặc ánh mắt con luôn nhìn rất chăm chú vào đĩa thức ăn trên bàn, thì đây chính là những dấu hiệu đầu tiên của việc con muốn bắt đầu tự ăn một mình. Mẹ nên chuẩn bị cho con một vài đồ ăn vặt lành mạnh như táo, trứng, rau củ cắt nhỏ….để con tập luyện. Hãy sẵn sàng dọn dẹp đống lộn xộn là thành quả của việc tự lập này. Kinh nghiệm cho thấy rằng, phần lớn trẻ sẽ tiếp tục làm bừa và vương vãi thức ăn cho đến khi được 18 đến 24 tháng tuổi hay thậm chí là đến khi 3 tuổi.
Khi con thành thạo dùng tay đưa thức ăn vào miệng hơn, hãy cho con một chiếc thìa riêng và dạy con xúc thức ăn. Dần dần khi con có thể cầm nắm chắc chắn thìa thì mẹ có thê chuyển sang các loại thức ăn yêu cầu con phải dùng nhiều sức lực để đút và xúc hơn như khoai tây nghiền, bánh pudding, sữa chua….

– Mẹ nên chú ý tránh xa các loại thức ăn dễ gây hóc cho con như lạc, ngô, nho…. Chú ý lúc này thời gian cho một bữa ăn của con cũng sẽ kéo dài lâu hơn bình thường. Điều này đòi hỏi mẹ sẽ phải thực sự rất kiên nhẫn trong cả việc hướng dẫn, chờ đợi và động viên con hoàn thành chúng.

4. Những điều cha mẹ cần chú ý

– Con có nguy cơ chậm phát triển vị giác và cơ miệng cũng như kỹ năng vận động nếu con có biểu hiện sau:

+ Không thể ăn mà không nôn hoặc chớ liên tục

+ Không biết cách nhai, nuốt thức ăn

+ Không thể đảo hoặc trộn thức ăn khi nhai

+ Ngoài ra các biểu hiện của việc dị ứng hay ngộ độc thực phẩm cũng cần được cha mẹ cực kỳ lưu ý khi cho con ăn một mình. Bé có thể bị phát ban, nổi mề đay, khó thở, hoặc có những dấu hiệu dễ lầm với các bênh khác như chảy nước mũi. Quầng thâm ở mắt, môi sưng, hoặc thở khò khè cả đêm.

– Nếu bé có những phản ứng này khi không có ai trong nhà bị cảm lạnh và có vẻ như bắt đầu khi mẹ cho con ăn loại thức ăn mới, thì ngay lập tức dừng cho con ăn và đưa con đến kiểm tra tại bác sỹ nhi chuyên khoa.