Tâm lý của mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

0
809

Trong cuộc sống hiện nay trẻ em chịu nhiều áp lực, tâm lý dễ bị căng thẳng hơn. Cách xử sự trong gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Bố mẹ quá bận rộn, thường cãi nhau, ly hôn… đều để lại những dấu ấn đậm, nhạt khác nhau trong tâm hồn trẻ thơ….Tâm lý của mẹ cũng có ảnh hưởng quan trọng đến trẻ. Các mẹ nên tham khảo những trường hợp sau để phòng tránh và sớm có phòng tránh cho trẻ, giúp trẻ phát triển bình thường cả tâm lý lẫn thể chất.

Tâm lý của mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Tâm lý của mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Bệnh trầm cảm

Ngay trong giai đoạn đầu đời, từ 1 đến 3 tháng sau khi sinh, trẻ em đã có thể gặp những nguy cơ do không được đáp ứng những nhu cầu tâm lý cơ bản nhất, để bắt đầu có những dấu hiệu của tình trạng trầm cảm.
Dinh dưỡng: Dấu hiệu đầu tiên là vấn đề ăn uống, trẻ thường có tình trạng nôn ói, hay có dấu hiệu đau bụng hoặc ngược lại là tình trạng háu ăn vô độ, lúc nào cũng đòi hỏi, nhưng khi ăn nhiều thì lại ói ra.
Quan hệ ứng xử: Dấu hiệu thứ hai là sự kêu khóc, trẻ thường kêu khóc do nhiều nguyên nhân khác nhau (đói, lạnh, khó chịu, sợ hãi…) Nhưng có những tình trạng kêu khóc thường xuyên, không vì một lý do rõ ràng nào cả. Ngược lại, có những trẻ lại quá “hiền lành” hầu như không kêu khóc bao giờ. Đó thực sự không phải là một điều tốt lành.
– Biểu hiện sức khỏe: Dấu hiệu thứ ba là giấc ngủ. Một đứa trẻ ngủ quá nhiều hay lúc nào cũng có vẻ ngái ngủ, mệt mỏi nhưng không thực sự ngủ. Đó là một dấu hiệu đáng lo ngại và càng đáng lo ngại hơn, là đối với những trẻ lấy ngày làm đêm. Trong khi mọi người chìm vào giấc ngủ thì bé lại mở to đôi mắt, nhìn mọi vật xung quanh với một sự lãnh đạm. Những trẻ này thường sẽ bị nhiều sự rối loạn sau đó và có khi đưa đến tình trạng loạn tâm nơi trẻ em.
Biểu hiện tâm lý: Dấu hiệu thứ tư là sự căng thẳng (Les tensions) Điều này có vẻ mơ hồ, nhưng khi một đứa bé có những dấu hiệu căng thẳng, lo lắng ngay cả với những điều nhỏ nhặt, như việc người lớn đến gần. Trẻ dễ dàng giật mình, kêu khóc nhiều và có những vận động hỗn độn.
– Đó là những dấu hiệu cho biết một tình trạng trầm cảm nơi trẻ em, và vấn đề trị liệu không phải là điều đơn giản nếu như gia đình không có sự hợp tác tích cực để tìm ra những yếu tố tác động ngay chính trong các mối quan hệ, ứng xử và sự chăm sóc, nuôi dưỡng không hợp lý của mình.
– Tình trạng trầm cảm kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy sụp nhanh chóng về cả thể chất lẫn tâm lý và có rất nhiều nguy cơ dẫn đến một tình trạng loạn tâm – là một tổn thương tâm lý nặng nề, trẻ không còn có sự ý thức về bản thân và hầu như không còn khả năng phục hồi.

Chứng nổi chàm

– Ở nhiều trẻ em thường có những chứng nổi chàm (eczéma) da nổi rôm lên, chảy nước rồi bóc vảy, xuất hiện ở háng, nách, sau lỗ tai… vào cuối năm thứ nhất, và qua đến năm thứ hai có khi là tự khỏi trong khi trước đó các bác sĩ đã tìm đủ cách mà không ăn thua! Nhà tâm lý Spitz cho rằng, nguyên nhân tâm lý là chủ yếu, do hai yếu tố chủ yếu là bản tính của trẻ và rối loạn trong quan hệ mẹ con.
– Trong các nhà trẻ hay các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, chúng ta thường hay gặp những em bé hay lắc lư toàn thân hay cái đầu, nếu thỉnh thoảng thì cũng không có vấn đề gì, nhưng nếu lập đi lập lại thì đó là một tình trạng bệnh lý. Tình trạng này chỉ xuất hiện ở trẻ trên 6 tháng tuổi, các bé dựa trên đầu gối hay cùi tay để lắc lư, và về sau đứng bên, bám lấy thành nôi để lắc lư, có khi hành động này diễn ra suốt ngày trừ những khi cho ăn. Đây là hậu quả của một thái độ ứng xử không thống nhất của bà mẹ, hay của những người nuôi trẻ. Khi thì ôm ấp, khi thì nổi cơn thịnh nộ và tất cả đều diễn ra ở mức độ cao thái quá! Động tác lắc lư được xem là một hành vi tự kích dục (auto-érotique) cũng như việc mút ngón tay, kéo vành tai, tự cào vào mặt, hay gõ đầu vào tường, vào một vật cứng. Các hành tự tạo ra những khoái cảm cho mình để bù đắp vào những thiếu hụt về cảm xúc, đây là một tình trạng tâm lý thoái lùi về giai đoạn ấu thơ.

Bệnh hen suyễn

– Theo nhà tâm lý Rees, 12% trường hợp bệnh hen xuất hiện sau một stress mạnh về tâm lý. H. Miller và D. Barush nhận thấy 77 trong 90 bệnh nhân hen suyễn được thăm khám có rối loạn tâm lý liền trước cơn đầu tiên (mất cha hoặc mẹ, nỗi sợ hãi sau cuộc chia ly chứng kiến cuộc cãi nhau dữ dội của cha mẹ….). Một số tác giả nhận thấy không ít trường hợp hen được khởi động bằng cơ chế dị ứng, rồi lại biểu hiện như những phản ứng điều kiện hóa liên quan tới các rối loạn cảm xúc.
– Trẻ hen được một số nhà nghiên cứu mô tả với nhiều đặc tính: lo hãi, thiếu tin tưởng, trạng thái căng thẳng giả tạo, lệ thuộc vào cha mẹ (C.H. Rogerson và cộng sự L.Reess, E.C.Neuhaus…). Rorchach, T.Alcock nhận thấy trẻ hen nhạy cảm cao trong quan hệ với người khác, phản ứng kém năng động, ức chế tinh thần, rối loạn quan trọng xung quanh quan hệ với bố mẹ, với sự suy yếu những cơ chế bảo vệ bản ngã (mecanisme de defense du moi). Một nhân cách như vậy có thể tìm thỏa mãn trong việc gây đau khổ cho mình và cho người khác, dẫn tới những rối loạn cơ thể hiểm nghèo. –
Theo M.Soule bên cạnh loại trẻ lo hãi và lệ thuộc, người ta nhận thấy có loại trẻ hen có hành vi quá năng động và hung hãn, có thái độ muốn chiếm đoạt tình cảm của bố mẹ trong gia đình, còn ở lớp học thì hay gây gổ thích trêu ghẹo. Vả lại, đặc tính của những trẻ này có thể hoàn toàn khác nhau tùy theo khung cảnh gia đình và bối cảnh ngoài xã hội.

Theo nhà tâm lý J. Blook có các kiểu bà mẹ dễ gây ra tình trạng hen cho con sau:

– Mẹ dễ bị thương tổn tâm lý và tự ti về khả năng của mình, thiếu nhất quán,
– Mẹ đang bị hẫng hụt (deprived). Về một mong ước.
– Mẹ có khát vọng cao về trí thức, dẫu rằng có khả năng thông cảm và có những nét lo hãi.
– Mẹ tự tin, có khả năng và hiệu suất, tỏ uy quyền với người khác , có những nét xung động và trầm uất.
Trong khi so sánh với một nhóm đối chứng, các tác giả này nhận thấy kiểu mẹ đang bị hẫng hụt thường gặp nhất trong các kiểu mẹ của trẻ bị hen. Theo M.Bekei nhận thức bị mẹ loại bỏ tạo cho đứa trẻ lòng uất hận to lớn mà nó không dám biểu lộ, vì sợ mất hẳn tình yêu của mẹ, tự đặt nó vào tình thế lệ thuộc tuyệt đối và thoái bộ. Đứa trẻ sống trong tình trạng hai chiều, một mặt là mong muốn được che chở, mặt khác là nhu cầu trưởng thành và độc lập. Tính chất mâu thuẫn này sẽ gây ra tâm lý lo sợ, bất ổn là đặc tính cơ bản của tất cả trẻ bị hen.